Có thể nói, New Zealand “là thiên đường du học” trong mắt phần lớn du học sinh Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bất cứ du học sinh nào khi bắt đầu hành trình du học tại xứ sở Kiwi cũng sẽ có thể gặp một số trở ngại.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số những trở ngại ban đầu của du học sinh Việt Nam tại New Zealand nhé!
Múi giờ của New Zealand là GMT+ 12, cũng có nghĩa là nhanh hơn giờ Việt Nam 5 tiếng nên các du học sinh sẽ dễ bị xáo trộn đồng hồ sinh học thậm chí có thể bị mất ngủ và mệt mỏi trong thời gian đầu mới đến. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ dẫn biến mất khi các du học sinh đã bắt nhịp dần với giờ giấc tại đây.
Một lưu ý nữa khi khác múi giờ chính là bạn cần tính toán thời gian khi gọi về Việt Nam. Ví dụ Việt Nam chớm tối thì tại New Zealand lại là đêm. Do đó, sẽ có chút bất tiện khi du học sinh muốn liên lạc với người thân ở nhà.
Người dân New Zealand tuy thân thiện nhưng sẽ không nhiệt tình đến mức quan tâm tới mọi việc của bạn. Thêm nữa phần lớn các sinh viên Việt Nam du học lúc đầu thường khá rụt rè và ngại nhờ vả dẫn đến trở ngại trong việc hòa nhập với cộng đồng bản địa.
Một trong những yếu tố cần thiết nhất khi du học chính là rèn luyện tính tự lập, để nâng cao khả năng giải quyết các việc cá nhân đồng thời giúp các du học sinh trưởng thành hơn. Và tự lập không đồng nghĩa với ôm đồm. Việc bạn mong muốn một sự trợ giúp khi thực sự cần sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết công việc, học hỏi kinh nghiệm và trở nên hòa đồng hơn với mọi người xung quanh.
Trước khi đến New Zealand, du học sinh sẽ cần có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL. Tuy nhiên, có chứng chỉ không có nghĩa là bạn chắc chắn có thể giao tiếp thành thạo với người bản xứ. Nhiều du học sinh Việt khi mới sang đã phải mất một khoảng thời gian để có thể tự tin khi giao tiếp với người dân ở đây.
Cách duy nhất để khắc phục trở ngại này là du học sinh phải rèn luyện thật nhiều ngay khi còn ở Việt Nam, có thể chọn xem các chương trình của New Zealand để quen dần tiếng địa phương. Và mạnh dạn bắt chuyện, trao đổi với người bản xứ khi có cơ hội.
Lựa chọn du học New Zealand đồng nghĩa với việc các du học sinh cần xác định phải có tính tự học cao. Giáo dục New Zealand không nặng thành tích nhưng lại khuyến khích tự học. Học sinh phải tự tìm hiểu vấn đề, tổng hợp và phân tích thông tin. Giáo viên chỉ đảm nhận vai trò cố vấn và định hướng.
5. Làm thêm
Rất nhiều du học sinh Việt Nam khi mới sang New Zealand đã nóng lòng đi làm thêm. Quyết định này có ưu điểm nhưng cũng nhiều khuyết điểm.
Ưu điểm:
- Du học sinh có cơ hội để hòa nhập nhanh với cộng đồng
- Tiền lương part-time sẽ gánh một phần chi phí sinh hoạt
- Tích lũy nhiều kinh nghiệm
Khuyết điểm:
- Làm thêm khi mới sang du học là quá vội vàng vì du học sinh chưa quen với cách sống tại New Zealand, sẽ dễ gây ra những sai lầm đáng tiếc
- Du học sinh có thể tìm những công việc quá sức hoặc công việc không phù hợp
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các du học sinh tương lai nhà mình nhé!
--Nguồn: ST--