Du học và 11 chi phí phát sinh ngoài học phí và chỗ ở năm học 2020-2021

08:17 | 03-09-2020 381 lượt xem

Ngoài học phí và chi phí chỗ ở, dưới đây là một vài khoản bổ sung khác mà các gia đình có sinh viên quốc tế nên dự trù trong ngân sách cho con đi du học trong năm 2020-2021 – Chúng ta cùng tham khảo nhé!

 

1. Công nghệ và điện tử

Theo National Retail Federation, chi tiêu cho đại học có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, với con số trung bình là $1,059.20 cho mỗi gia đình. Trong đó, điện tử là một trong những mặt hàng đắt tiền nhất nhưng lại phổ biến nhất. Cụ thể, 60% học viên dự kiến sẽ mua sắm đồ điện tử và chi trung bình khoảng $262.

2. Quần áo

Mặc dù có nhiều chương trình giảm giá dành cho sinh viên tại các cửa hàng bán lẻ quần áo, nhưng giá cả có thể tăng cao đối với một số du học sinh từ khí hậu ấm chuyển đến nơi có khí hậu mát hơn. Một số trường cung cấp khoản tài trợ cho các chi phí khẩn cấp đặc biệt nhằm giúp sinh viên trang trải nhu cầu tài chính.

3. Hội sinh viên

Coronavirus có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh viên tại trường đại học, nhưng các gia đình vẫn nên chuẩn bị một khoản phí nếu con cái họ tham gia vào hội sinh viên. Khoản tiền có thể dao động từ vài trăm đô la đến $2.000 tùy thuộc vào lịch trình hàng tháng để chi trả cho các sự kiện xã hội trong nước và quốc tế, bảo hiểm, hội phí…

4. Các chương trình du học

Theo một cuộc khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế, hơn 79% các trường cao đẳng và đại học dự kiến sẽ giảm đáng kể số lượng học viên quốc tế vào năm 2020-2021, nhưng 84% số đó vẫn tiếp tục lên kế hoạch cho các chương trình du học trong học kỳ tương lai. Chi phí khác nhau tùy thuộc vào mức sinh hoạt ở nước sở tại và chương trình học.

5. Di chuyển

Sở hữu một chiếc xe hơi để phục vụ cho việc đi học sẽ mang lại các khoản chi phí bổ sung bao gồm gửi xe, bảo hiểm, nhiên liệu và bảo trì. Mặc dù du học sinh có thể sử dụng các khoản vay sinh viên của liên bang để trang trải chi phí đi lại, tuy nhiên những chi tiêu này không được coi là chi phí giáo dục đủ tiêu chuẩn được phép sử dụng “Quỹ 529”.

6. Phí về nhà

Càng gần nhà, bạn càng cắt giảm được khoản chi phí này. Ngoài ra, du học sinh và gia đình có thể giảm thiểu tối đa các chuyến thăm trường hay về nhà khi không thật sự cần thiết. Chi phí của các chuyến bay có thể khác nhau, giá cả đã dao động do đại dịch coronavirus.

7. Sách và đồ dùng học tập

Theo College Board, sinh viên đại học toàn thời gian đã chi trung bình $1.240 cho sách và đồ dùng trong năm học 2019-2020. Học sinh có thể xem xét việc mua lại hay sử dụng bản kỹ thuật số của sách giáo khoa.

8. Bảo hiểm và chi phí y tế

Đối với những gia đình đang tự trả phí bảo hiểm y tế của mình, chương trình sức khỏe đại học có thể là một giải pháp thay thế với chi phí hợp lý. Khi các trường đại học bắt đầu xác nhận các trường hợp COVID-19 trong khuôn viên, các gia đình cần phải lập ngân sách cho những chi phí y tế bổ sung, bao gồm mua khẩu trang và nước rửa tay.

9. Ăn bên ngoài

Do ảnh hưởng của coronavirus, chi phí ăn uống tại các trường đại học có thể tăng lên nhanh chóng, nhưng sẽ giảm tại các nhà hàng bên ngoài. Việc trải nghiệm việc học trực tuyến vào mùa thu này sẽ giúp du học sinh có cơ hội kiểm soát các chi phí biến đổi như chi tiêu hàng ngày, đi lại, ăn uống

10. Wi-Fi và các chi phí học trực tuyến khác

Sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến sẽ cần ngân sách cho Wi-Fi. Các gia đình có nhiều học sinh tham gia giáo dục từ xa có thể cần tăng cường tốc độ các gói dữ liệu internet. Ngoài ra, một không gian nghiêm chỉnh để học tập có bàn làm việc, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay cũng rất quan trọng.

11. Các trường hợp khẩn cấp

Sinh viên nên chuẩn bị sẵn một ít tiền trong tài khoản ngân hàng trong trường hợp cấp bách. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nếu số ca COVID tăng đột biến, du học sinh có thể phải trả tiền cho chuyến bay sát ngày hay chi phí y tế đột xuất.

--Nguồn: ST--