Du học sinh & băn khoăn có nên đăng ký lại một trường đã từ chối bạn?

08:25 | 18-04-2018 333 lượt xem

Nếu các thông tin tuyển sinh từ các trường mục tiêu của bạn cứ dần dần đến và đi mà bạn không nhận được những tin tức mà mình mong đợi, thì cảm giác thất vọng là điều đương nhiên. Nhưng bên cạnh đó, nhiều trường sẽ có những sự ưu ái hơn đối với những người ứng tuyển lần 2. Vì thế hãy có sự kiểm tra thật kỹ lưỡng bộ hồ sơ đăng ký của bạn, lý do thất bại lần trước có thể chỉ đơn giản là có quá nhiều ứng viên xuất sắc cùng đăng ký tham gia. Cùng trả lời 3 câu hỏi dưới đây để xem có nên nộp hồ sơ lại tới trường đã từ chối bạn không nhé!

  1. Có phải hồ sơ của bạn chưa đủ tiêu chuẩn?

Trước tiên, hãy xem lại toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với con mắt khách quan nhất và đánh giá xem hồ sơ của mình đã đủ tiêu chuẩn chưa. Những lý do từ chối phổ biến nhất thường là điểm kiểm tra thấp, kinh nghiệm lãnh đạo chưa đủ, thư giới thiệu hời hợt và các bài tiểu luận nhàm chán.

Bạn có thể cải thiện một số yêu tố như điểm thi và kinh nghiệm làm việc, nhưng bạn không thể thay đổi hoặc cải thiện các yếu tố khác, chẳng hạn như điểm trung bình GPA thấp hoặc là đã tốt nghiệp được 15 năm. Nếu bạn đơn giản chỉ cần thêm thời gian để xác định mục tiêu của mình hoặc thăng tiến hơn trong công việc để phát triển khả năng lãnh đạo hoặc làm việc theo nhóm, thì lần thứ hai ứng tuyển có thể sẽ thành công. Ví dụ, sinh viên đang học lấy bằng cử nhân MBA ứng tuyển vào trường Quản trị Kellogg của Trường Đại học Northwestern với dưới một năm kinh nghiệm làm việc, và trường học đã từ chối nhập học. Nhưng khi thử lại bốn năm sau, với kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, hồ sơ của sinh viên ấy đã được chấp thuận.

Hãy tập trung phát triển hồ sơ của bạn ở những nơi có thể, tùy thuộc vào đặc điểm của bản thân, bạn có thể cần phải làm việc thêm một năm hoặc nhiều hơn để có thể gây ấn tượng cho hội đồng tuyển sinh.

  1. Trường có phù hợp nhất với mục tiêu của bạn không?

Nếu bạn có những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể mà nghề nghiệp ấy được cho là khó khăn khi tìm kiếm – ví dụ như  ngành quản lý nghệ thuật, thì không nên ứng tuyển lại chương trình học bạn đã từng đăng ký trước đây, bởi kết quả thường sẽ không có sự thay đổi.

Mặt khác, có thể trường đó không phù hợp với bạn về mặt văn hoá và con người, và hội đồng tuyển sinh có thể đã thấy được điều đó thông qua các thư giới thiệu, cuộc phỏng vấn hoặc các bài tiểu luận của bạn. Có lẽ đó là lúc để tiếp tục tìm các chương trình MBA đánh giá cao những gì bạn có và phù hợp hơn để giúp bạn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp độc đáo của mình. Trên thực tế, có những sinh viên đăng ký vào ngành kinh doanh Đại học California-Berkeley Haas đến 3 lần. Trong lần đăng ký thứ 3, sinh viên đó đồng thời nộp vào ngành Kinh doanh Đại học Stanford. California-Berkeley Haas một lần từ chối nhưng Stanford thì không.

  1. Bạn sẽ làm gì khác biệt trong lần đăng ký tiếp theo?

Hãy chuẩn bị để chứng minh những sự tiến bộ đáng kể đối của bạn khi đăng ký lại. Bạn nên lập kế hoạch đăng ký lại trong kỳ nhập học tiếp theo. Nếu bạn thất bại lần thứ hai, bạn có thể sắp xếp nộp đơn đăng ký này tới các trường khác thích hợp hơn. Ngoài ra, không nên sửa lại những gì bạn đã thực hiện cho lần trước để nộp cho lần 2 và mong đợi một kết quả tốt hơn. Bạn cần phải coi toàn bộ quá trình đăng ký là một trải nghiệm mới mẻ, là thách thức mà bạn phải đối mặt cũng như sự rút kinh nghiệm từ lần trước. Cuối cùng, tự đánh giá một cách trung thực để xác định những gì bạn đang thực sự tìm kiếm. Hãy suy nghĩ về phong cách học tập của bạn và văn hóa của các chương trình MBA khác nhau. Trong quá trình đó, có thể bạn sẽ thấy một điều rõ ràng rằng một số các trường mà bạn từng thích chỉ đơn giản là không phù hợp, và bạn sẽ nhận ra mình muốn theo đuổi một chương trình đào tạo khác hơn.

Thật khó chấp nhận khi biết tin mình bị từ chối, nhưng bạn cần phải biết những lý do đó là gì và bạn có thể giải quyết chúng hay không. Nếu bạn không thể cải thiện những điểm còn tồn tại của mình thì việc đăng ký lại sẽ không có ý nghĩa gì cả.