Sinh viên khởi nghiệp: lời khuyên từ những người đi trước

14:20 | 03-05-2018 411 lượt xem

Bạn có một ý tưởng mới lạ. Bạn khao khát được xây dựng sự nghiệp của chính mình. Nhưng có quá nhiều trở ngại về tâm lý khiến bạn chần chừ? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn lời khuyên của bổ ích từ những người đi trước để dũng cảm hơn trên con đường khởi nghiệp!

Nỗi sợ thất bại và cách để vượt qua “núi trong lòng”

Một trong những nỗi sợ lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt khi bắt đầu một kế hoạch hay công việc nào đó chính là nỗi sợ thất bại. Tuy nhiên, đừng để cho điều đó lấn lướt và khiến bạn từ bỏ những ý tưởng thú vị bởi vì mọi thứ đều bắt đầu từ cách nhìn nhận của bạn

Chúng ta thường coi việc thất bại như dấu chấm hết. Song hầu hết các vĩ nhân, những nhà kinh doanh thành công có cách nghĩ về “thất bại” hoàn toàn khác so với số đông còn lại. Họ cho rằng “thất bại” là một phần tất yếu của quá trình đi đến thành công. Mark Zuckerberg là một ví dụ điển hình của câu chuyện trên, với câu nói nổi tiếng “Move fast and break things”.

Enterprising Oxford – một tổ chức hỗ trợ các sinh viên hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh cũng khuyên các sinh viên của mình rằng sai lầm không giết chết ai cả, nó giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn và học được nhiều điều hơn.

Một trong những yếu tố khác khiến bạn khó lòng bỏ đi được “thành kiến” về thất bại chính là ý kiến của những người xung quanh. Nếu như không nhận được sự đồng thuận hay cổ vũ hoặc sự khen ngợi của người thân, bạn bè về ý tưởng của mình, bạn thường cảm thấy thiếu tự tin và thậm chí là quyết định từ bỏ. Nhưng một lần nữa, bạn phải nhắc nhở bản thân rằng có thể ý tưởng của bạn là quá mới lạ để họ có thể hiểu và đánh giá một cách chính xác. Tiếp thu, học hỏi từ những người xung quanh là quan trọng song tin tưởng vào bản thân còn quan trọng hơn. Đôi khi bạn phải tự đánh giá tình hình và quên đi những nhận xét tiêu cực từ người khác. Bởi vì không ai biết rõ hơn bạn.

Đi con đường của mình

Tự mình lập nghiệp không phải là một đơn giản. Cứ cho là bạn có một nhóm bạn ở trường đại học, bạn thường xuyên tụ tập với họ và câu chuyện trên bàn ăn thường về công việc, sự nghiệp. Bạn chợt nhận ra mình vẫn đang chật vật với chuyện kinh doanh cá nhân trong khi bạn bè đã sớm ổn định tại một công ty có tiếng hoặc vừa được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.

Mạng xã hội thậm chí còn làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn khi không thể ngừng so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là với sự nghiệp thành công, viên mãn của họ. Lúc đó, bạn tự hỏi liệu có nên tiếp tục theo đuổi con đường này không? Dường như nó khiến bạn cảm thấy quá đơn độc và chậm chạp.

Tuy nhiên giống như một biên tập của Time Magazine đã từng viết: “Good for Facebook, Good for Haagen Dazs Sales. Bad for happiness”. Đôi khi, bạn cần phải tránh xa mạng xã hội, tránh xa những tấm ảnh hoàng nhoáng trên instagram của người khác để tập trung vào bản thân mình, để có dũng khí theo đuổi những gì mình thực sự yêu thích.

Chẳng ai thích ý tưởng của tôi cả!

Một trong những vấn đề mà cá nhân những người khởi nghiệp luôn phải đối mặt chính là việc họ luôn trong tình trạng xây dựng một cái gì đó hoàn toàn mới. Điều này đồng nghĩa với việc họ gần như luôn khiến người khác phải ngạc nhiên.

Song sự ngạc nhiên không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tích cực. Sự mới lạ của những ý tưởng khiến các bạn trẻ khi bắt tay vào kế hoạch star – up của mình khó lòng tìm được những vị cố vấn đáng tin cậy hay những đồng nghiệp để cùng hiện thực hóa những ý tưởng đó.

Cách tốt nhất để đánh giá tính khả thi của kế hoạch mà bạn đang có trong tay chính là tiếp cận với các chuyên gia trong ngành. Bạn sẽ hiểu được góc nhìn của một người “trong cuộc” và nhìn nhận kế hoạch của mình trên góc độ thực tế hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư, thay vì bực bội khi nhận được những phản hồi tiêu cực hãy lắng nghe một cách nghiêm túc, tạo ra thay đổi để cải thiện ý tưởng của bạn. Đó là những gì mà Larry Kim – CTO của Wordstream gửi gắm tới những bạn trẻ với khát khao lập nghiệp.

* Nguồn: ST